Cơ cấu tổ chức Bát_Kỳ

Biên chế cơ bản

Theo quy định của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, mọi người dân trong các bộ lạc Nữ Chân đều quy thuộc biên chế tổ chức nhân sự vào một trong 8 nhóm bộ lạc, được gọi là các "Kỳ" mà mỗi kỳ này là tập hợp tổ chức các bộ lạc, vừa là các đơn vị dân sự vừa mang tính chất quân sự. Về căn bản, ông vẫn giữ nguyên hình thức bộ lạc, vẫn duy trì chế độ tù trưởng (mà người Nữ Chân gọi là Beile: âm Hán Việt: Bối lặc), nhưng căn cứ theo số lượng người Nữ Chân có trong các bộ (bộ lạc), phân chia trên cơ sở như sau:[23][16]

Cơ sởTổ chứcNgười đứng đầuThay đổi
300 nam giới[note 2]Ngưu lục (Niru)[24]Ngưu lục Ngạch chân (牛彔額真; tiếng Mãn: ᠨᡳᡵᡠ ᡝᠵᡝᠨ, Möllendorff: niru ejen)[note 3].Năm 1634, Ngưu lục Ngạch chân đổi thành Ngưu lục Chương kinh (牛录章京, tiếng Mãn: ᠨ᠋ᡳᡵᡠ
ᠵᠠᠩᡤᡳᠨ, Möllendorff: niru janggin).

Năm 1660, Ngưu lục Chương kinh được định danh trong tiếng Hán là Tá lĩnh.

5 Ngưu lụcGiáp Lạt

(Jalan)

Giáp lạt Ngạch chân (甲喇额真; tiếng Mãn: ᠵᠠᠯᠠᠨ 
ᡝᠵᡝᠨ, Möllendorff: jalan ejen) [note 4].
Năm 1634, Giáp lạt Ngạch chân đổi thành Giáp Lạt Chương Kinh (甲喇章京, tiếng Mãn: ᠵᠠᠯᠠᠨ ᡳ
ᠵᠠᠩᡤᡳᠨ, Möllendorff: jalan i janggin).

Năm 1660, Giáp lạt Chương kinh được định danh trong tiếng Hán là Tham lĩnh.

5 Giáp lạtKỳ / Cố sơn (Gūsa)Cố sơn Ngạch chân (固山額真, tiếng Mãn: ᡤᡡᠰᠠ ᡳ ᡝᠵᡝᠨ, Möllendorff: gūsa i ejen)Năm 1660, Cố sơn Ngạch chân được định danh trong tiếng Hán là Đô thống.

Năm 1723, Cố sơn Ngạch chân đổi thành Cố sơn Ngang bang (固山昂邦, tiếng Mãn: ᡤᡡᠰᠠ ‍ᡳ ᠠᠮᠪᠠᠨ, Möllendorff: gūsa i amban, hay tiếng Mãn: ᡤᡡᠰᠠ ᠪᡝ
ᡴᠠᡩᠠᠯᠠᡵᠠ
ᠠᠮᠪᠠᠨ, Möllendorff: gūsa be kadalara amban)

Ở các kỳ quan trọng còn có thêm 2 đơn vị là Mai lặc (Meiren), gồm 10 Ngưu lục hợp thành, đứng đầu là một Mai lặc Ngạch chân (Meiren-i Ejen), danh xưng Hán Việt: Phó Đô thống.

Vì vậy tổ chức cơ bản trong Kỳ sẽ là Ngưu lục < Giáp Lạt (< Mai lặc) < Kỳ, ứng với chức vụ quản lý là Tá lĩnh < Tham lĩnh < Phó Đô thống < Đô thống. Trên các Đô thống là các Kỳ chủ, Lĩnh chủ[note 5], do bản thân Nỗ Nhĩ Cáp Xích và con cháu tức các Bối lặc đảm nhiệm, là các Nhập bát phân Vương công[28]. Các Bối lặc này được xem là có địa vị cao hơn các Bối lặc khác, nên còn được gọi là các Hòa Thạc Bối lặc (Holson Belei).

Phân chia Bát kỳ

Trong Bát kỳ này lại có sự phân chia thứ bậc nhất định:

  • "Thượng Tam kỳ" (上三旗): bao gồm Tương Hoàng kỳ, Chính Hoàng kỳChính Bạch kỳ[note 6], do Hoàng đế đích thân thống lĩnh. Chỉ những người Mãn thuộc Thượng Tam kỳ mới được đích thân Hoàng đế lựa chọn vào đội bảo vệ riêng của mình.
  • "Hạ Ngũ kỳ" (下五旗): bao gồm Chính Hồng kỳ, Tương Bạch kỳ, Tương Hồng kỳ, Chính Lam kỳTương Lam kỳ. Ban đầu được giao cho các Bối lặc thân tín của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, thay mặt Đại Hãn nắm quyền quản lý, và thường được gọi theo nghi thức là "Hòa Thạc" (Hošoi, trong tiếng Mãn có nghĩa là "người được đặc biệt tôn kính"). Họ cùng nhau tạo thành một hội đồng quản lý quốc gia Mãn Châu cũng như bộ tư lệnh quân đội, phụ tá cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích, được gọi là "Hòa Thạc Bối lặc" (Hošoi Beile). Về sau, người đứng đầu Hạ Ngũ kỳ là các Thiết mạo tử vương.

Cả Bát kỳ lại được chia là "Tả dực" tức cánh trái (gồm Tương Hoàng kỳ, Chính Bạch kỳ, Tương Bạch kỳ, Chính Lam kỳ) và "Hữu dực" tức cánh phải (gồm Chính Hoàng kỳ, Chính Hồng kỳ, Tương Hồng kỳ, Tương Lam kỳ)

Quân Bát kỳ trong một buổi duyệt binh thời Càn Long. Quân Hữu dực ở bên trái ảnh, quân Tả dực ở bên phải ảnh.
Người đứng đầu Bát kỳ [29]
Thứ bậcDanh xưngKỳ chủLĩnh chủ khácPhân chiaCánh quân
Thượng Tam kỳTương Hoàng kỳHoàng đếKhông cóThượng Tam kỳTrái
Chính Hoàng kỳHoàng đếKhông cóThượng Tam kỳPhải
Chính Bạch kỳHoàng đếKhông cóThượng Tam kỳTrái
Hạ Ngũ kỳChính Hồng kỳLễ Thân vươngThuận Thừa Quận vươngHạ Ngũ kỳPhải
Tương Bạch kỳDự Thân vươngThuần Thân vươngHạ Ngũ kỳTrái
Tương Hồng kỳKhắc Cần Quận vươngTrang Thân vươngHạ Ngũ kỳPhải
Chính Lam kỳTúc Thân vươngDuệ Thân vương
Di Thân vương
Hạ Ngũ kỳTrái
Tương Lam kỳTrịnh Thân vươngCung Thân vương

Khánh Thân vương

Hạ Ngũ kỳPhải

Như vậy, chế độ Bát kỳ về mặt quân sự là 8 cánh quân, về mặt dân sự 8 nhóm bộ tộc, phân biệt bởi hiệu cờ chỉ huy, vì vậy còn được gọi theo âm Hán Việt là Bát kỳ, mỗi Kỳ có một màu chủ đạo riêng biệt. Đây là một hình thức quân đội dân tộc, là sự hợp nhất giữa binh và nông[30]. Hoàng đế là người thống trị tối cao của toàn Bát kỳ cả về quân sự lẫn dân sự[31].

Vì chủ nhân trực tiếp của Thượng Tam kỳ là Hoàng đế, nên trong một số trường hợp Đại thần có công lao hoặc gia đình của Hậu phi thường được đưa từ Hạ Ngũ kỳ vào Thượng Tam kỳ, xưng là "Đài kỳ" (抬旗). Còn trong trường hợp đổi hộ khẩu sang Kỳ sắc hoặc Kỳ phân khác thì gọi là "Đổi kỳ"[32].

Sau khi nhập quan, các Tông thất Vương công đều được phân vào Hạ Ngũ kỳ, Hoàng tử phân phủ cũng được phân vào đây. Trong các tước vị của nhà Thanh phân ra thành "Nhập bát phân" và "Bất nhập bát phân", những Tông thất Vương công hay Hoàng tử được phong tước trong "Nhập bát phân" đều được phân vào làm chủ Hạ Ngũ kỳ. Tuy nhiên có một số Hoàng tử trước khi nhập quan có thân phận quá thấp, không thể được phong tước vị "Nhập bát phân", từ đó hậu duệ đều một mực ở trong Thượng Tam kỳ:

  1. Ba Nhã Lạt, em trai thứ 5 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích: 1 chi phân vào Tương Hoàng kỳ, 1 chi phân vào Tương Bạch kỳ.
  2. Thang Cổ Đại, con trai thứ 4 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích: Chính Bạch kỳ
  3. Tháp Bái, con trai thứ 6 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích: Chính Bạch kỳ
  4. Ba Bố Thái, con trai thứ 9 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích: Chính Hoàng kỳ
  5. Diệp Bố Thư, con trai thứ 4 của Hoàng Thái Cực: Chính Hoàng kỳ
  6. Cao Tắc, con trai thứ 6 của Hoàng Thái Cực: Chính Hoàng kỳ
  7. Thường Thư, con trai thứ 7 của Hoàng Thái Cực: Tương Hoàng kỳ
  8. Thao Tắc, con trai thứ 10 của Hoàng Thái Cực: Tương Hoàng kỳ

Vì vậy, ngoại trừ Giác La - phần lớn đều là "Bất nhập bát phân", còn lại 8 chi Tông thất trong Thượng Tam kỳ đều là vì xuất thân quá thấp.

Trên thực tế, việc phân chia "Thượng Tam kỳ" với "Hạ Ngũ kỳ" chỉ ảnh hưởng đến Kỳ phân của Tông thất và tầng lớp Bao y Tá lĩnh, còn lại không ảnh hưởng trực tiếp đến các Kỳ nhân thông thường. Bao y Tá lĩnh thuộc Nội vụ phủ chủ yếu phục vụ cho Cung đình, còn Bao y Tá lĩnh thuộc Hạ Ngũ kỳ thì đều thuộc về các Vương phủ, bản thân các Kỳ chủ của mỗi Kỳ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bát_Kỳ http://jds.cass.cn/UploadFiles/zyqk/2011/10/201110... http://blog.sina.com.cn/s/blog_4c26e27b0101flae.ht... http://blog.sina.com.cn/s/blog_4c26e27b0102x1ez.ht... http://www.iqh.net.cn/info.asp?column_id=3974 http://www.iqh.net.cn/manage/uploadfiles/2008222/2... http://www.qinghistory.cn/qsyj/ztyj/ztyjzz/2009-11... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/181028 http://book.douban.com/subject/1024528/ http://books.google.com/books/about/The_Manchu_Way... http://m.wrlwx.com/Txt/XiaoShuo-159257.html